U Minh là một huyện của vùng đất mũi Cà Mau. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng tràm, đước ngập măn bạt ngàn mà còn nổi tiếng với những món đặc sản có “có một không hai”. Món gỏi nhộng ong là một trong những món đặc sản được xếp hạng đệ nhất nơi đây.
Nhiều người không khỏi băn khoăn là bên cạnh những món ăn được xếp vào hàng đặc sản tại Cà Mau như : lẩu mắm U minh, cá thòi lòi, cá lóc nướng trui, cháo cá kèo, cua đá rang muối, bánh tầm cay, vọp nướng … thì gỏi nhộng ong lại được xếp hàng đẩu. Không biết có phải nhộng ong ở đây cực kỳ hiếm hay tại mùi vị của nó đặc trưng … Nhưng quả thực, nếu bạn đã thưởng thức món gỏi nhộng ong vò vẽ đặc sản của rừng U Minh thì bạn sẽ nhận xét rằng: “Đây là món đặc sản danh bất hư truyền và là một nét tinh túy trong ẩm thực của Nam Bộ”
1. Đi bắt tổ ong
Khi những cơn gió heo may cuối mùa thu kéo về cũng là lúc các thợ săn ong đi vào từng ngõ ngách trong khu rừng để tìm kiếm các tổ ong vò vẽ. Nói thì rất là đơn giản nhưng khi thử đi tìm tổ ong ở trong những rừng tràm U Minh thì không phải dễ dàng một chút nào. Chỉ những người đi rừng lâu năm mới có được kinh nghiệm và kỹ năng quan sát để biết được tổ ong ở khu vực nào và có thể theo dấu vết ong bay để tìm tổ của chúng. Khi phát hiện được tổ ong thì cũng không thể bắt được ngay mà phải đánh dấu lại rồi đợi những hôm trời có trăng sáng rồi dùng đuốc đuốc xông thẳng vào tổ để giữ ong lại. Đôi khi còn bị ong đốt cho sưng mặt mũi chân tay . Quả thực để có được món ăn đặc sản xếp vào hàng đệ nhất thì phải bỏ ra rất nhiều công sức.
Người bắt ong phải thật nhanh nhẹn và quyết đoán. Họ cầm bó đuốc và xong vào thật nhanh để ong không kịp bay ra tấn công. Khi đã lấy được tổ ong rồi thì việc lựa chọn nhộng ong cũng rất cầu kỳ và kỹ lưỡng. Nhộng phải là những con đã thành hình ong, trên thân còn màu trắng ngà. Những con đã chuyển sang màu vàng nâu thì thân bị xốp ăn không ngậy, những con còn quá non thì phần thân mọng nước ăn không ngon.
2. Cách chế biến món gỏi nhộng ong
+ Nhộng ong đốt về đem đi rửa sạch bằng nước ấm rồi nêm nếm gia vị rồi xào chín. Khi xào phải đảo nhẹ nhàng để nhộng ong không vị vỡ, mất đi độ ngậy khi ăn.
+ Chọn cây chuối sáp hoặc chuối sim thân to ngang bằng đầu gối, bóc hết lớp già bên rồi chỉ để lại phần lõi non rồi đem xắt thành từng khoanh mỏng, rửa sạch. Bạn cũng có thể sử dụng bắp chuối bào sợi- nói chung tùy theo sở thích ăn của mỗi người. Ngoài ra còn thêm mọt số loại rau thơm khác như lá hẹ, húng, ngò và quan trọng nhất là nước mắm chua ngọt để trộn gỏi.
+ Dùng bao tay thực phẩm trộn lẫn hỗn hợp gồm bắp chuối, các loại rau thơm và nhộng ong. Trong quá trình đảo cho thêm ít nước mắm ngọt để thấm gia vị. Cuối cùng gắp gỏi ra đia, rắc thêm đậu phộng, tran trí ớt thái lát cho món gỏi thêm bắt mắt.
Sự kết hợp hài hòa của nhộng ong dân dã, bắp chuối và các loại rau cùng với sự tinh tế trong khâu chế biến tạo nên vị bùi bùi ngòn ngọt không lẫn vào đâu được và mang đến cho người dùng cảm giác lạ miệng.