Sự sống của con người trên Trái đất đang bị đe dọa bởi chính các hoạt động của chúng ta. Thói quen ăn uống và ngành chăn nuôi trồng trọt là một trong những hoạt động của con người được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: “Con người đang “ăn chết” hành tinh của chính mình.”
Theo các báo cáo mới nhất của Ủy ban liên chính phủ thì các vấn đề liên quan đến việc sử dụng tài nguyên đất của con người và những ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu của chúng. Báo cáo chỉ ra rằng trong vòng 30 năm tới thì sản xất lương thực sẽ phải tăng thêm ít nhất 70% so với hiện tại để chống lai nạn đói diện rộng do dân số thế giới lúc đó sẽ chạm mốc 9 tỷ người. Báo cáo nhấn mạnh: 22% lượng khí nhà kính toàn cầu đến từ các hoạt động nông – lâm nghiệp vì thế con người phải giải quyết các vấn đề về đất đai, nạn phá rừng, suy thoái sinh cảnh, đất bị giảm màu mỡ, các hoạt động chăn nuôi… để chống lại sự biến đổi về khí hậu. Báo cáo cũng chỉ ra rằng việc tiêu thụ thịt và lãng phí thức ăn cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến việc Trái đất nóng lên: Các hoạt động chăn nuôi chiếm 14,5 lượng phát thải toàn cầu, việc lãng phí thức ăn chiếm 8 % .
Trong báo cáo cũng đưa ra các giả pháp để giảm lượng khí thải dẫn đến biến đổi khí hậu trong các vấn đề nêu trên đó là: giảm việc ăn thịt, trồng thêm rừng, thay đổi cách thức chăn nuôi và trồng trọt thì có thể vừa đáp ứng được nhu cầu về lương thực của dân số toàn cầu đang tăng nhanh và chống lại sự biến đổi của khí hậu.
1. Vấn để sử dụng tài nguyên đất và hoạt động chăn nuôi, trồng trọt của con người
Theo các báo cáo được công bố thì con người cần thêm khoảng 600 triệu ha (diện tích gấp đôi Án độ) đất trồng trọt và chăn nuôi mới có thể đủ đê nuôi sống dân số thế giới hơn 9 tỷ người vào năm 2050.
Các báo cáo chỉ ra rằng: ngành chăn nuôi gây ô nhiễm cho môi trường từ chất thải của các trang trại gia súc nuôi lấy thịt và sữa. Gia súc thải ra một lượng lớn khí metan- loại khí làm trái đất nóng lên gấp 3 lần so với khí CO2. Chăn nuôi tiêu tốn một lượng tài nguyên thiên nhiên lớn: chiếm dụng đất làm bãi chăn thả, làm trang trại, tiêu thụ tài nguyên nước ngọt (Ví dụ: 1 con bò cần hơn 41.500 lít nước mỗi năm)
Vì thế chúng ta cần phải nghĩ lại cách sử dụng tài nguyên đất trong hoạt động chăn nuôi, trồng trọt.
2. Vấn để tiểu thụ thịt của con người
Theo báo cáo của các chuyên gia Ủy ban liên chính phủ thì mục tiêu hàng đầu là dịch chuyển chế độ ăn uống ở các nước phát triển theo hướng giảm lượng tiêu thụ các sản phẩm từ thịt và sữa. Các chuyên gia chỉ ra rằng việc ăn nhiều thịt vừa không tốt cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn đến môi trường: nhu cầu về thịt tăng cao đòi hỏi phải tăng số lượng gia súc nuôi dẫn đến tăng nguồn cung cấp thức ăn gia súc- gây sức ép lên nông nghiệp- dẫn đến cần nhiều tà nguyên cho nông nghiêp như đất đai, nước tưới… dẫn đến giảm diện tích rừng…điều này gây nên biến đổi khí hậu trầm trọng.
Nhiều chuyên gia cho rằng “Tránh ăn thịt là cách làm duy nhất và hữu hiệu nhất để giảm tác động đến biến đổi khí hậu của mỗi cá nhân”.